Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

Trần Huỳnh Nội Thất - 11-10-2024

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo là một tập hợp các yêu cầu kỹ thuật mà sản phẩm đá ốp lát nhân tạo phải đáp ứng để đảm bảo chất lượng và độ bền. Việc nghiệm thu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro về chất lượng công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình.

Để đánh giá một cách chi tiết và chính xác chất lượng của đá ốp lát nhân tạo, bạn nên tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn TCVN 8057:2009 về Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ là một tài liệu tham khảo hữu ích dưới đây.

Thông tin văn bản

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8057:2009 về Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ (năm 2009)
Số hiệu văn bản: TCVN 8057:2009

Loại văn bản: TCVN/QCVN

Cơ quan ban hành: ***Ngày ban hành: 30-11–0001

Ngày có hiệu lực: 01-01-1970

Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực

Thời gian duy trì hiệu lực: 20007 ngày (54 năm 9 tháng 27 ngày)

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ dùng để ốp, lát các công trình xây dựng hoặc các mục đích khác.

Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ được chế tạo từ cốt liệu da thiên nhiên, nhân tạo (silica, quartz, granite), chất kết dính hữu cơ, phụ gia và bột màu, tạo hình bằng phương pháp rung ép, có hút chân không sau đó gia nhiệt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).

  • TCVN 6415-3 : 2005 (ISO 10545-3 : 1995) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ hút nước, độ xốp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích.
  • TCVN 6415-4 : 2005 (ISO 10545-4 : 1995) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định độ bền uốn và lực uốn gãy.
  • TCVN 6415-6 : 2005 (ISO 10545-6 : 1995) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định độ bền mài mòn sâu đối với với gạch không phủ men.
  • TCVN 6415-12 : 2005 (ISO 10545-12 : 1995) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 12: Xác định độ bền bảng giá.
  • TCVN 6415-14 : 2005 (ISO 10545-14 : 1995) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 14: Xác định độ bền chống bám bẩn
  • TCVN 6415-18 : 2005 (EN 101 : 1991) Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 18: Xác định độ cứng bề mặt theo thang Mohs.

3. Hình dạng và kích thước cơ bản

3.1 Hình dạng

Sản phẩm đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ có dạng hình vuông, hình chữ nhật.

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

Hình 1: Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

CHÚ DẪN

  • a,b: chiều dài cạnh bên
  • d: chiều dày

Hình 1 – Mô tả hình dạng đá ốp lát

3.2 Kích thước cơ bản

Kích thước cơ bản được quy định trong Bảng 1.

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt của sản phẩm phải phù hợp với quy định ở Bảng 2.

Bảng 2 – Mức sai lệch giới hạn về kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt

Tên chỉ tiêu

Mức

Sai lệch kích thước, hình dạng:

1. Kích thước cạnh bên (a.b) : 1)

Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên mẫu so với kích thước danh nghĩa tương ứng, mm, không lớn hơn

± 0,5

2. Chiều dày (d):

Sai lệch chiều dày trung bình của mỗi viên, tấm mẫu so với chiều dày danh nghĩa, mm, không lớn hơn

± 0,5

3. Độ vuông góc : 2)

Sai lệch lớn nhất của độ  vuông góc so với kích thước danh nghĩa tương ứng, %, không lớn hơn

± 0,2

4. Độ phẳng bề mặt theo 1 m chiều dài, %, không lớn hơn

± 0,1

5. Sứt mép dạng dăm cạnh:

– Số lượng vết sứt, vết/sản phẩm, không lớn hơn

– Chiều dài vết sứt, mm, không lớn hơn

 

3

5

6. Sứt góc:

– Số lượng, vết/sản phẩm, không lớn hơn

– Chiều dài vết sứt, mm, không lớn hơn

 

1

3

Chất lượng bề mặt:

Được tính bằng phần diện tích bề mặt quan sát không có khuyết tật trông thấy, %, không nhỏ hơn

95

CHÚ THÍCH:

1) Không áp dụng cho đá ốp lát hình chữ nhật.

2) Không áp dụng cho đá ốp lát có dạng cạnh uốn, góc không vuông.

4.2 Các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm phải phù hợp với quy định ở Bảng 3

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

Tiêu chuẩn nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

5. Lấy mẫu

5.1 Mẫu đá ốp lát để thử được lấy ngẫu nhiên từ lô sản phẩm, lô sản phẩm theo sự thỏa thuận của bên mua và bên bán.

5.2 Để kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu theo Điều 4 cần lấy đủ mẫu thí nghiệm từ 5 tấm đá ốp lát đối với mỗi lô sản phẩm.

6. Phương pháp thử

6.1 Xác định kích thước và chất lượng bề mặt

6.1.1 Xác định chiều dày bằng thước kẹp có độ chính xác 0,02 mm.

6.1.2 Xác định chiều dài, chiều rộng, vết sứt bằng thước đo kim loại có độ chính xác 1,0 mm.

6.1.3 Độ vuông góc của đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ được đo bằng thước đo góc kim loại không nhỏ hơn 500 mm. Được đo bằng cách đặt một cạnh của thước áp sát với một mặt tấm đá và đo khe hở tạo nên giữa cạnh kia của thước bởi mặt kề bên. Cũng có thể xác định độ lớn của khe hở bằng cách đưa thước là kim loại có cỡ định sẵn vào sát khe hở.

Độ vuông góc, tính bằng %, theo công thức sau:

Độ vuông góc (%) = x 100

trong đó:

  • r là khoảng cách khe hở tạo nên giữa cạnh thước và mặt kề bên, tính bằng milimét (mm);
  • L là chiều dài từ góc đặt thước đến vị trí đo khe hở, tính bằng milimét (mm).

6.1.4 Độ phẳng mặt của đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ được xác định bằng thước đo tiêu chuẩn theo đường chéo tấm đá. Giá trị độ phẳng mặt là khe hở lớn nhất tạo ra giữa cạnh thước và bề mặt tấm đá. Cũng có thể xác định độ lớn của khe hở bằng cách đưa thước lá kim loại có cỡ định sẵn vào sát khe hở.

Độ phẳng bề mặt, tính bằng % theo công thức sau:

Độ phẳng bề mặt (%) = x 100

trong đó:

  • f là khoảng cách khe hở lớn nhất tạo nên giữa cạnh thước và bề mặt tấm đá, tính bằng milimét (mm);
  • L là chiều dài đường chéo tấm đá, tính bằng milimét, (mm)

6.1.5 Chất lượng bề mặt được xem xét bằng mắt thường và so sánh với tiêu chuẩn này. Những khuyết tật bề mặt như tụ màu, vết xước, vết rỗ.

6.2 Xác định độ hút nước

Theo TCVN 6415-3 : 2005 và tại Điều 5.1 tiến hành thí nghiệm đuổi không khí ra khỏi mẫu bằng phương pháp hút chân không.

6.3 Xác định lực uốn gãy và độ bền uốn

Theo TCVN 6415-4 : 2005 và tại Điều 6 mẫu thử được chuẩn bị là 5 mẫu hình chữ nhật có kích thước 100 mm x 200 mm.

6.4 Xác định độ bền mài mòn sâu

Theo TCVN 6415-6 : 2005.

6.5 Xác định độ bền băng giá

Theo TCVN 6415-12 : 2005.

6.6 Xác định độ bền chống bám bẩn

Theo TCVN 6415-14 : 2005.

6.7 Xác định độ cứng bề mặt theo thang Mohs

Theo TCVN 6415-18 : 2005.

7. Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

7.1 Ghi nhãn

Mỗi lô đá ốp lát khi xuất xưởng phải có tài liệu chất lượng kèm theo, trong đó ghi rõ:

  • tên và địa chỉ nơi sản xuất;
  • ngày, tháng, năm sản xuất;
  • số hiệu lô, số lượng tấm đá trong lô, loại đá, kích thước tấm đá;
  • giá trị các mức chỉ tiêu theo Bảng 2 và Bảng 3 của tiêu chuẩn này:
  • số hiệu tiêu chuẩn này.

7.2 Vận chuyển

Khi vận chuyển các tấm đá ốp lát được xếp ở vị trí thẳng đứng từng đôi một, áp mặt nhẵn vào nhau và giữa hai mặt phải lót giấy mềm nêm, chèn chắc chắn. Bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng, cẩn thận.

7.3 Bảo quản

Sản phẩm đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ được bảo quản trong kho có mái che hoặc ngoài sân có phủ bạt, xếp theo từng lô, được đặt trên đệm gỗ ở vị trí thẳng đứng hoặc hơi nghiêng, từng đôi áp mặt nhẵn vào nhau.

Quy trình nghiệm thu đá Ốp lát nhân tạo

1.1 Các tiêu chí khi nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo

Tiêu chuẩn đá ốp lát nhân tạo cần xem xét các tiêu chí sau để đánh giá sản phẩm đá ốp lát nhân tạo đủ tiêu chuẩn gồm:

1 – Kích thước và độ phẳng:

🔸 Kích thước: Các tấm đá phải có kích thước chính xác theo bản vẽ thiết kế, độ lệch cho phép thường rất nhỏ.

🔸 Độ phẳng: Bề mặt đá phải phẳng, không cong vênh, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các tấm đá và với bề mặt tường.

2 – Màu sắc và vân đá:

🔸 Màu sắc: Màu sắc của các tấm đá phải đồng đều, không có sự chênh lệch màu sắc quá lớn giữa các tấm.

🔸 Vân đá: Vân đá phải tự nhiên, hài hòa, không bị gãy khúc hoặc đứt đoạn.

3 – Độ cứng và độ bền:

🔸 Độ cứng: Đá ốp lát nhân tạo phải có độ cứng nhất định để chịu được các tác động ngoại lực như va đập, trầy xước.

🔸 Độ bền: Đá phải chịu được sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm mà không bị biến dạng, bong tróc.

4 – Độ hút nước

🔸 Độ hút nước: Đá ốp lát nhân tạo có độ hút nước thấp để tránh tình trạng thấm nước, gây ẩm mốc và ảnh hưởng đến độ bền của công trình.

5 – Độ bóng

🔸 Độ bóng: Bề mặt đá phải bóng sáng, đều màu, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian.

6 – Độ bám dính

🔸 Độ bám dính: Lớp keo dán phải đảm bảo độ bám dính tốt, giúp các tấm đá gắn chặt vào bề mặt tường.

7 – Hèm nối

🔸 Hèm nối: Các đường ron nối giữa các tấm đá phải đều nhau, kín khít, không có khe hở quá lớn.

1.2 Quy trình nghiệm thu đá Ốp lát nhân tạo

Quá trình nghiệm thu đá nhân tạo phải tuân theo một loạt các bước nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên. Dưới đây là quy trình cơ bản mà các chuyên gia thường thực hiện:

🔸 Kiểm tra đặc tính vật lý
Trước khi bắt đầu nghiệm thu, sản phẩm đá nhân tạo sẽ được kiểm tra các tính chất vật lý như độ dày, độ cứng và khả năng chống thấm để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản.

🔸 Kiểm tra độ bền màu
Một số mẫu sản phẩm sẽ được đem phơi nắng một thời gian để kiểm tra độ bền màu và khả năng chống phai màu.

🔸 Kiểm tra độ cứng
Sản phẩm sẽ được đưa vào điều kiện thử nghiệm để đảm bảo đủ độ bền chịu được va đập.

🔸 Kiểm tra độ chống thấm
Sản phẩm sẽ được đặt trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước để kiểm tra khả năng chống thấm.

🔸 Kiểm tra khả năng chịu nhiệt độ
Nếu sản phẩm được sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao, sản phẩm sẽ được đặt trong điều kiện nhiệt độ cao để kiểm tra khả năng chịu nhiệt.

🔸 Kiểm tra bề mặt
Bề mặt của sản phẩm sẽ được kiểm tra để đảm bảo không có vết nứt, trầy xước hay các khuyết điểm khác.

1.3 Lưu ý khi nghiệm thu

🔸 Kiểm tra kỹ lưỡng: Kiểm tra từng tấm đá một, so sánh với bản vẽ thiết kế và mẫu đá ban đầu.

🔸 Sử dụng dụng cụ đo đạc: Sử dụng thước đo, thước thủy để kiểm tra kích thước, độ phẳng của đá.

🔸 Kiểm tra tại nhiều vị trí: Kiểm tra ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt đá để đảm bảo chất lượng đồng đều.

🔸 Yêu cầu giấy tờ chứng nhận: Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp giấy chứng nhận chất lượng của sản phẩm.

Kết luận

Tiêu chuẩn nghiệm thu đối với những sản phẩm đá nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng các tấm đá được thiết kế đáp ứng các yêu cầu về độ bền, tính đồng nhất, khả năng chống ăn mòn và an toàn môi trường. Và việc tuân thủ các tiêu chuẩn chấp nhận không chỉ bảo vệ người dùng mà còn đảm bảo sự tin cậy của khách hàng và các đối tác trong các dự án xây dựng và thiết kế nội thất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết để nghiệm thu đá ốp lát nhân tạo một cách hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nhé!

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NỘI THẤT TRẦN HUỲNH

Địa chỉ: 112/46 Bùi Quang Là, P.12, Q.Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Địa chỉ xưởng: 18/2B Tổ 4, Ấp 1, Nhị Bình, Hóc Môn, TP.HCM

Email: info@tranhuynh.vn

Hotline: 0934883979 – 0934 99 3979

Website: https://www.sieuthidanhantao.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/sieuthidanhantaouytin/

Tin tức khác

    • Địa chỉ: 112/46 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: (028) 2264 5999
    • Hotline: 093 488 39 79
    • Email: info@tranhuynh.vn
    • www.sieuthidanhantao.com
    • DMCA.com Protection Status
  • Hỗ trợ thanh toán

    bonga_bank
    vietcom_bank
    vcash_bank
    mastercard
    techcombank
    visa

     

093 488 39 79